Sốt là một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, sốt cao có thể gây ra tình trạng co giật và những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy nên, bố mẹ hãy lưu ý đến một số cách phòng ngừa sốt cao co giật hiệu quả trong bài viết dưới đây của smartfold.net nhé.
I. Số cao co giật ở trẻ nguy hiểm như thế nào?
Tình trạng co giật do sốt là biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể xảy ra ở bất cứ đâu như trường học, tại nhà… tất cả những biểu hiện của tình trạng này luôn khiến bố mẹ lo lắng.
Bởi vậy bố mẹ cần hiểu rõ về các loại sốt ở trẻ, cụ thể như sau:
- Trẻ bị sốt khi nhiệt độ cơ thể trên mức 37.5 độ.
- Nhiệt độ trẻ từ 37.5 đến 38 độ là sốt nhẹ.
- Nhiệt độ cơ thể trẻ từ 38 đến 39 độ là sốt vừa.
- Nhiệt độ trẻ từ 39 đến 40 độ là sốt cao
- Khi nhiệt độ cơ thể trẻ trên 40 độ là sốt rất cao.
1. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sốt co giật ở trẻ nhỏ, nhưng thường gặp nhất là do nhiễm khuẩn, độ tuổi hoặc các yếu tố tiền sử gia đình.
Về độ tuổi: theo các chuyên gia sức khỏe, trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi rất dễ bị sốt cao và gây ra tình trạng co giật. Bên cạnh đó tình trạng viêm nhiễm cũng có thể gây ra sốt như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa, bệnh lỵ…
Những yếu tố khác: một trong những nguyên nhân khác có thể gây ra sốt co giật ở trẻ là do mẹ sử dụng rượu bia, hút thuốc trong thời kỳ mang thai.
2. Biểu hiện
Để biết được cách phòng ngừa sốt cao co giật an toàn, bố mẹ cần nắm chắc dấu hiệu nhận biết tình trạng co giật do sốt gây ra ở trẻ nhỏ. Những biểu hiện đó là:
- Trẻ sốt trên 39 độ
- Sùi bọt mép, trẻ bị mất ý thức
- Tay, chân trẻ gồng cứng và có dấu hiệu co giật
- Hai mắt nhìn ngược.
3. Ảnh hưởng của sốt cao co giật ở trẻ
Tỷ lệ tái phát của những cơn co giật do sốt ở trẻ là 35%. Nguy cơ tái phát càng cao khi trẻ xuất hiện cơn co giật khi nhỏ hơn 1 tuổi hoặc gia đình có tiền sử sốt cao co giật.
Nguy có tiến triển thành rối loạn co giật không do sốt là khoảng 2-5 %. Nguy cơ này có thể tăng đến 10% nếu trẻ có thêm những yếu cố như chậm phát triển, tiền sử gia đình.
Tuy nhiên, sốt cao co giật không gây ảnh hưởng đến não bộ, trừ khi đây là biểu hiện của những bật lý về não gây ra.
II. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt cao co giật?
Bên cạnh việc biết được cách phòng ngừa sốt cao co giật ở trẻ, bố mẹ cần có đủ thông tin về cách xử trí khi trẻ bị sốt cao co giật. Điều đầu tiên là bố mẹ cần giữ được sự bình tĩnh, sau đó thực hiện theo các bước dưới đây.
1. Thông đường thở cho trẻ
Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao co giật, bố mẹ nên đặt trẻ nằm ở nơi rộng rãi với tư thế nghiêng sang một bên, chân co, chân duỗi.
Đồng thời, phụ huynh nên nới lỏng phần cổ áo hoặc mặc cho trẻ quần áo rộng rãi. Lưu ý không nên cho bất cứ vật gì vào trong miệng của trẻ cũng như cố găng cậy răng trẻ; cũng không nên đè hoặc cố gắng kìm cơn co giật ở trẻ.
Đồng thời, phụ huynh nên nới lỏng phần cổ áo hoặc mặc cho trẻ quần áo rộng rãi. Lưu ý không nên cho bất cứ vật gì vào trong miệng của trẻ cũng như cố găng cậy răng trẻ; cũng không nên đè hoặc cố gắng kìm cơn co giật ở trẻ.
2. Hạ sốt
Sau đó, bố mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol với liều lượng từ 10-15 mg/cân nặng/lần và sử dụng lặp lại sau 4-6 tiếng nếu trẻ vẫn còn sốt.
Đối với những trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi thì có thể hạ sốt với liều lượng 1 viên 80mg; trẻ từ 1 đến 5 tuổi có thể dùng 1 viên có liều lượng 150mg; đồng thời bố mẹ cũng có thể hạ sốt cho trẻ bằng thuốc qua đường hậu môn.
Sau những cơn co giật thì trẻ thường buồn ngủ, lúc này bố mẹ nên nằm bên để che chở cho bé.
3. Làm mát cơ thể trẻ
Bố mẹ nên dùng khăn ấm để lau vùng nách, bẹn và mang tai sau cho trẻ. Thường xuyên thay đổi khăn để việc làm mát, giải nhiệt cho trẻ được nhanh hơn.
Lưu ý, bố mẹ không nên dùng nước đá vì có thể gây ra tình trạng co mạch, cũng như khiến quá trình giải nhiệt bị ảnh hưởng. Nên thay khăn ấm sau khoảng 2-3 phút; trong lúc đó bố mẹ cũng nên thường xuyên đo nhiệt độ cho trẻ và ngừng khi thấy nhiệt độ nách của trẻ trở về mức bình thường.
Đặc biệt, khi thấy tình trạng co giật cho trẻ kéo dài hơn 5 phút hoặc có nhiều cơn giật liên tiếp xảy ra thì bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu.
Nếu thấy trẻ có biểu hiện nghiến răng vào lưỡi, bố mẹ hãy quấn khăn sạch mềm thành hình trụ và đặt giữa hai hàm răng của bé để hạn chế những chấn thương do căn lưỡi, tránh ngạt và thấm đờm dãi cho trẻ.
III. Cách phòng ngừa sốt cao co giật cho trẻ
Như đã chia sẻ, những cơn co giật do sốt cao thường dễ tái phát ở trẻ nhỏ. Bởi vậy mà các bố mẹ luôn cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, nếu biết cách xử trí khi trẻ mới bị sốt thì bố mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh được tình trạng này.
Dưới đây là một số cách phòng ngừa sốt cao co giật ở trẻ an toàn mà hiệu quả.
- Không nên tự điều ý điều trị tình trạng sốt co giật tại nhà mà cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao. Qua đó sẽ biết được nguyên nhân và cách điều trị đúng nhất.
- Khi thấy trẻ bị sốt thì nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc chất điện giải để bù nước.
- Nên cho trẻ mặc quần áo rộng thoải mái, không nên ủ ấm cho trẻ.
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cho trẻ.
- Khi thấy thân nhiệt của trẻ trên 39 độ thì nên lau người trẻ bằng nước ấm để hạ sốt.
- Khi thấy trẻ bị co giật thì cần bình tĩnh để chăm sóc đúng cách và khi thấy trẻ hết co giật thì nhanh chóng đưa trẻ để bệnh viện để được điều trị kịp thời.
IV. Kết luận
Nhìn chung, sốt có giật không phải là hiện tượng hiếm ở trẻ nhỏ. Mức độ nguy hiểm của tình trạng này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Thông thường, trẻ sau 5 tuổi khi bị sốt co giật sẽ tự hết.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây bố mẹ đã biết cách phòng ngừa sốt cao co giật cho trẻ tại nhà an toàn và hiệu quả. Điều quan trọng nhất là bố mẹ phải giữ được bình tĩnh để sơ cứu và đưa con đến cơ sở y tế gần nhất kịp thời. Hãy tiếp tục theo dõi chuyên mục tin tức của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.