BDM có lẽ là vị trí mà bất cứ nhân viên nào cũng muốn đạt được trong sự nghiệp của mình. Đây được xem là vị trí rất quan trọng đối với nhiều hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Vậy BDM là gì? Những công việc vị trí này phụ trách là gì? Hãy cùng smartfold.net giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
I. Tìm hiểu BDM là gì?
BDM là cách viết tắt của từ Business Development Manager có nghĩa là Giám đốc phát triển kinh doanh, đây là vị trí quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp với nhiệm vụ tạo ra doanh thu bán hàng tốt nhất.
Business Development Manager sẽ chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Họ sẽ nghiên cứu, đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay.
Bên cạnh đó, Giám đốc phát triển kinh doanh cũng là người lập ra kế hoạch tiếp cận thị trường, giám sát công việc của nhân viên kinh doanh nhằm tăng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.
Như vậy, với thắc mắc BDM là gì? Có thể hiểu đây là vị trí rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Họ không chỉ là bộ phận đứng đầu mà còn là người giữ vai trò xây dựng, duy trì mối quan hệ với cách khách hàng, thúc đẩy nhóm khách hàng tiềm năng nhằm mang lại lợi nhuận tốt nhất cho doanh nghiệp.
II. Vai trò, trách nhiệm của BDM là với doanh nghiệp
1. Vai trò của BDM
Vai trò của Giám đốc phát triển kinh doanh chính là quản lý, tổ chức đội ngũ nhân viên kinh doanh bán hàng. Bởi vậy mà BDM cần phải nắm bắt, triển khai những phương pháp cụ thể nhất nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng của nhân viên.
Bên cạnh đó, họ cũng phải xây dựng đội ngũ bán hàng vững mạnh vì tập thể này được xem là gương mặt đại diện cho doanh nghiệp.
2. Trách nhiệm của BDM là gì?
Trách nhiệm của vị trí Business Development Manager như thế nào? Đó là:
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh, thực hiện các quy trình nhằm tăng trưởng kinh doanh hiệu quả nhất.
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác để có điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển kinh doanh trong tương lai.
- Duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng cũng như các đối tác để thực hiện các chiến lược kinh doanh thành công.
- Định hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách xác định được khách hàng mục tiêu, thị trường tiềm năng mới, phương pháp tiếp cận thị trường để phát triển hơn nữa.
- Xây dựng các chiến lượng Marketing phù hợp.
III. Công việc của BDM
Chắc chắn, sau khi biết được BDM là gì, bạn sẽ muốn hiểu hơn về công việc mà vị trí này phụ trách. Dưới đây là mô tả công việc của vị trí Giám đốc phát triển kinh doanh:
- Huấn luyện đội ngũ nhân viên kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra quyết định tuyển dụng nhân viên kinh doanh cho công ty.
- Kiểm soát, xét duyệt kế hoạch làm việc của phòng kinh doanh theo tuần, tháng, quý…
- Xây dựng chiến lược kinh doanh tăng trưởng định kỳ cho doanh nghiệp.
- Nghiên cứu về thị trường kinh doanh.
- Những công việc liên quan đến giấy tờ kinh doanh như hợp đồng, hóa đơn chứng từ, báo cáo doanh thu.
- Phát triển các dự án kinh doanh mới, mở rộng thị trường, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp trên mọi phương diện.
IV. Mức thu nhập, cơ hội việc làm của BDM
1. Mức thu nhập như thế nào?
Như đã chia sẻ khi giải thích BDM là gì, đây là vị trí cấp cao của các doanh nghiệp, công ty nên mức lương chắc chắn không thấp. Tùy thuộc vào quy mô, cơ chế đãi ngộ của các doanh nghiệp/công ty mà vị trí BDM sẽ có mức thu nhập khác nhau.
Thông thường, mức thu nhập của Business Development Manager = lương + hoa hồng + cổ tức (trường hợp Giám đốc phát triển kinh doanh có cổ phần ở doanh nghiệp và làm ăn có lãi?
Theo thống kê, mức lương trung bình của BDM khoảng 45 triệu – 91 triệu/tháng. Mức hoa hồng sẽ được trả theo doanh thu, cấp bậc.
2. Cơ hội việc làm ra sao?
Thực tế, cơ hội làm việc ở những vị trí quản lý cấp cao sẽ xuất phát từ các mối quan hệ, năng lực. Đặc biệt, Business Development Manager thường là người có mối quan hệ rộng. Bởi vậy mà hầu hết các headhunt đều có hồ sơ liên lạc với những BDM có năng lực để giới thiệu việc làm.
V. Những yếu tố cần có của Business Development Manager
Có rất nhiều người thắc mắc về yêu cầu công việc của vị trí BDM là gì? Ngay từ tên gọi của vị trí này, có thể thấy những công việc của Business Development Manager sẽ liên quan đến kinh doanh, quản trị doanh nghiệp.
Vậy nên, các ứng viên phải là sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến kinh tế. Ngoài ra, nếu ứng viên muốn phát triển hơn nữa ở vị trí này thì bên cạnh kiến thức chuyên môn còn cấn đến các kỹ năng mềm cơ bản như:
- Kỹ năng giao tiếp bao gồm việc lắng nghe, thấu hiểu, đưa ra câu hỏi để tìm được giải pháp hợp lý nhất. BDM phải xây dựng mối quan hệ công việc với khách hàng, đồng nghiệp và đối tác để cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt nhất.
- Kỹ năng đàm phán, vị trí BDM luôn yêu cầu kinh nghiệm ngoại giao khôn khéo. Bởi Giám đốc phát triển kinh doanh phải nắm được thời điểm nên thỏa hiệp, thời điểm cần đưa ra những giải pháp hữu hiệu để thuyết phục nhóm khách hàng tiềm năng.
- Sự nhạy bén trong kinh doanh: BDM cần có sự am hiểu về doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh. Vì thế mà Business Development Manager cần phải theo dõi sát sao thị trường, phân tích những mặt có lợi hay không có lợi đối với doanh nghiệp của mình.
- Kỹ năng quản lý dự án: Mỗi dự án luôn có những mục tiêu, chi phí, chỉ tiêu, ngân sách, thời hạn cần thiết để hoàn thành. Do đó, BDM phải là người xử lý các trách nhiệm như một Giám đốc dự án nhưng ở cấp độ, phương diện khác.
- Khả năng giải quyết vấn đề: Vị trí BDM phải có khả năng xác định trước những vấn đề có thể xảy đến đối với dự án của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các giải pháp tốt nhất có thể.
VI. Kết luận
Với những thông tin chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã tự mình giải thích được BDM là gì? Qua đó hiểu rõ hơn về công việc, trách nhiệm của vị trí này trong doanh nghiệp như thế nào? Hãy tiếp tục theo dõi chuyên mục Là gì để được giải đáp thêm nhiều thắc mắc hơn nhé.